GÓC CHUYÊN GIA: LỰA CHỌN CÁC LOẠI GIẤY PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU

GÓC CHUYÊN GIA: LỰA CHỌN CÁC LOẠI GIẤY PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU

GÓC CHUYÊN GIA: LỰA CHỌN CÁC LOẠI GIẤY PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU

🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼

Chia sẻ cách lựa chọn chất liệu giấy phù hợp với nhu cầu thông qua đặc tính của mỗi chất liệu.

A. GiấyTráng Phủ (Coated)
Là những loại giấy có bề mặt bóng hoặc mờ và có độ phản xạ ánh sáng cao (nhờ lớp tráng phủ làm tăng độ sáng) giúp cho việc tái tạo màu sắc được trung thực vì vậy nên hình ảnh in ra rất đẹp. Lớp tráng phủ trên bề mặt giấy thường được làm từ cao lanh, bột đá và cũng có loại giấy được tráng phủ bằng lớp kim loại (giấy metalines). Có loại tráng phủ một mặt và hai mặt. Việc tráng phủ nhằm tăng độ sáng (68 - 96% ISO), mịn, chống mốc bề mặt.

1. Giấy Couche (hay còn gọi là Coated ArtPaper)
 Vé số, danh thiếp

Loại giấy này có những đặc điểm như sau:

- Bề mặt bóng (gloss)/ hoặc mờ(matt), mịn, in bắt mắt và sáng, cho hiệu ứng in tốt, phù hợp với công nghệ in Offset.

- Độ tương phản màu tốt, hình ảnh sáng đẹp.

- Độ sáng thông thường từ 68-96% ISO.

- Định lượng từ 35 - 350 gsm, nhưng phổ biến là từ 100 - 200 gsm nên rất phù hợp trong in ấn danh thiếp, lịch, tờ rơi, brochure, catalogue, tạp chí thông thường và cao cấp, vé số, sách, bìa sách, v.v.

Dựa trên định lượng, bề mặt giấy có thể chia giấy Couche thành các loại sau:

- Phân loại theo định lượng:

Giấy tráng nhẹ (Light weight coated – LWC): định lượng từ 35-60.2 gsm, độ sáng từ 68-79%.
Giấy couche thường: định lượng từ 56.5 – 350gsm, độ sáng từ 82% trở lên.
- Phân loại theo bề mặt tráng:

Couche gloss (bóng): bề mặt giấy láng bóng.
Couche matt (mờ): Mặt giấy mịn và mờ hơn, các ấn phẩm in bằng giấy này khi đọc sẽ đỡ mỏi mắt hơn do không bị chói. Một đặc điểm cần lưu ý là khi in trên giấy couche matt thì mực sẽ lâu khô hơn so với giấy couche thông thường, ngoài ra giá đắt hơn và có ít lựa chọn hơn về khổ giấy, định lượng giấy.
Couche 1 mặt (C1S): một mặt được tráng phủ bóng, định lượng từ 80 gsm trở lên.


2.Giấy Bristol (ArtBoard)
 Tạp chí, lịch bàn, nhãn 

 Là giấy tráng láng cả hai mặt trắng, có bề mặt bóng, tráng phủ tốt, khi in đạt được hiệu ứng cao, mịn, bám mực tốt, vì vậy rất phù hợp với in Offset. Tương tự Couche nhưng dùng cho các bao bì hay ấn phẩm đòi hỏi cần có độ cứng (khi so sánh cùng định lượng). Định lượng của giấy từ 100 gsm trở lên, thường đanh hơn, mịn và có độ sáng hơn so với giấy Art Paper thông thường. Vì vậy loại giấy này thường được ứng dụng làm bìa tập, bìa sách, túi giấy, hộp cao cấp, v.v.


3.GiấyWetstrenght:
Các nhãn đồ uống 

Mặt giấy Wetstrengthchống thấm nước, thưởng được ứng dụng làm nhãn hộp, nhãn đồ uống, v.v.


4. GiấyCrystal:
 Brochure, catalog, flyer

Đặc trưng của giấy này đó là có một mặt rất láng bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy  Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm. Định lượng của loại giấy này trong khoảng 230 - 350 gsm.

Giấy Crystal là loại giấy thường sự dụng để in phim ảnh, hộp, bìa, sách, catalog, brochure, flyer, poster cao cấp,v.v.



5. Giấy Ivory (FBB)
 Hộp trà , hộp mỹ phẩm

 Giấy Ivory này có tráng phủ một mặt, mặt còn lại màu trắng nhám, đế giấy màu trắng, có độ dày độ đanh, độ cứng cao hơn Bristol. Định lượng giấy này vào khoảng 170 - 400 gsm, nhưng định lượng phổ biến vào khoảng 210 - 350 gsm.

Vì thế, loại giấy này thường dùng để in bao bì, túi, hộp thuốc lá, hộp thuốc tây, hộp mỹ phẩm, dược phẩm, hộp nước hoa, hộp bánh, hộp đựng thức ăn nhanh, hộp trà, cà phê, bìa tập & sách, folder, v.v.

6.Giấy Ivory Kraft
Các loại vỏ hộp sản phẩm (có thể tái sử dụng và dễ phân hủy)
 Có độ dày và độ cứng cao, một mặt tráng láng Ivory mặt còn lại sẫm sần Kraft. Định lượng giấy vào khoảng 230gsm - 500gsm. 

Vì vậy, giấy này thường được sử dụng rộng rãi trong in ấn bao bì, hộp giày, bao bì rượu, gói giữa thuốc lá, hộp diêm, hộp kem đánh răng, bao bì mỹ phẩm, sản phẩm túi xách cao cấp, hộp đựng bóp đèn, các loại hộp sữa và làm vỏ hộp nước trái cây. Ưu điểm của loại giấy này là rất tiện lợi, dễ phân hủy và có thể tái sử dụng nhiều lần, không gây hại đến môi trường cũng như sức khỏe con người.


7. Giấy Duplex
Các vỏ hộp sản phẩm có kích thước hơi lớn

 Giấy Duplex có bề mặt trắng và láng, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Màu sắc in ấn thể hiện không đẹp, ít rõ nét. Định lượng giấy từ 230 gsm đến 450 gsm, thường được dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 250 gsm, phù hợp cho việc làm bao bì.

💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐

Chia sẻ cách lựa chọn chất liệu giấy phù hợp với nhu cầu thông qua đặc tính của mỗi chất liệu.

B. Giấy không tráng phủ (Uncoated) 
Với loại giấy không tráng phủ, trên thị trường có rất nhiều loại, ví dụ như giấy Ford, giấy in báo, giấy Carbonless, giấy Mỹ thuật, giấy Conqueror, giấy Kraft, giấy Purlure, giấy in tiền, giấy bảo mật, giấy Wrap, giấy thấm dầu, giấy đá (stone paper), giấy làm từ vỏ khoai tây, giấy làm ly giấy, giấy làm bài tây (middle grey), giấy làm nhãn bia, đông lạnh,...

1.Giấy In Báo
 Giấy in báo là giấy không tráng có tỷ trọng sợi gỗ (không bao gồm sợi tre nứa) thu được từ phương pháp chế biến cơ học hoặc cơ-hóa học ≥ 65% tổng trọng lượng sợi, không hồ hoặc hồ rất mỏng, có độ ráp bề mặt Parker Print Surt (IMPa) trên 2.5 micromet, trọng lượng riêng ≥ 40 gsm nhưng ≤ 65 gsm, phục vụ mục đích in báo. 

Giấy in báo có thể ở dạng tờ rời hoặc cuộn.

2.Giấy Ford (fort, woodfree)  
 Giấy ford có đặc điểm là có bề mặt nhám, mực in bám rất tốt. Đây là một loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất hàng ngày là giấy A4 trong các tiệm in ấn nhỏ như photocopy.

Định lượng: 60 - 90 gsm. Được dùng phổ biến làm bao thư, giấy note, letter head (giấy tiêu đề), giấy in hóa đơn, vở viết học sinh…

 3.Giấy Kraft

 Giấy Kraft làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm, được xử lý qua quá trình Kraft. Vì vậy, đây cũng được coi là loại giấy tái sinh. Giấy Kraft thường có màu truyền thống là giấy Kraft vàng và Kraft trắng. Riêng giấy Kraft trắng thì được tẩy trắng bằng công nghệ hóa học. Các màu tự nhiên: nâu vàng, vàng xám, nâu đen. Ngoài ra, bạn cũng có thể tẩy màu để tạo ra giấy có màu kem, vàng xám hoặc trắng ngà. Định lượng: 60 - 280 gsm. 

 Giấy Karft có tính chất đanh, dẻo dai và tương đối thô. Độ bền kéo, xé lớn, bắt mực tốt. Loại giấy này thường được dùng để sản xuất các loại bao bì như túi xách, phong bì, giấy gói, lớp lót. Có trọng lượng 70-80 gsm. Định lượng giấy trung bình thường 50-175 gsm.

Giấy Kraft là một khái niệm không lạ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người không gọi giấy Kraft mà thường gọi là giấy xi măng, bởi vì loại giấy này thường được sử dụng để đựng xi măng. Đó là một trong những công dụng của giấy Kraft mà chúng ta vẫn thường thấy.

Thêm vào đó, Giấy rất bền về cơ học, tính dai và chống thấm tốt. Hiện nay, giấy Kraft đã được sử dụng trong rất nhiều trong lĩnh vực: túi đựng thực phẩm, thùng carton. Các loại giấy Kraft có định lượng cao, độ dày được sử dụng để làm name card, thẻ tag quần áo. Một số loại được sử dụng làm bao thư, bìa hồ sơ…, thiệp mời, thiệp cuới, thiệp chúc mừng, thiệp giáng sinh, thẻ tag, namecard, vé, túi xách, túi hộp trà cà phê, túi đựng lịch, hộp giấy, menu, bao thư, bookmarks.

Ngoài ra, giấy Kraft còn được tái chế lại thành các loại giấy tập học sinh, giấy cho thùng caton. Vì thế, loại giấy này rất thân thiện với môi trường. Đặc biệt là rất dễ phân hủy, giá thành lại rẻ hơn so với các loại túi giấy phổ thông trên thị trường. Giấy Kraft còn được sử dụng nhiều trong sản xuất túi giấy và thay thế dần cho túi giấy sử dụng giấy Couche có cán màng POPP.

 Không chỉ có những ưu điểm trên, giấy Kraft không cầu kỳ về hình thức, kỹ thuật sản xuất cũng khá đơn giản, giá thành rẻ nên ngày càng phát triển và được sử dụng nhiều hơn.

 
← Bài trước Bài sau →